7p trong marketing là gì? Tầm quan trọng của mô hình đối với doanh nghiệp

7p trong marketing là gì? Tầm quan trọng của mô hình đối với doanh nghiệp
Rate this post

7P trong Marketing là một mô hình quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng nhằm truyền tải giá trị sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Nó được thực hiện bằng cách kết hợp các hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, phân phối và quảng cáo. Hãy cùng Adsenger.vn tìm hiểu rõ hơn về mô hình này qua chia sẻ bên dưới.

7P trong Marketing là mô hình như thế nào?

Mô hình 7P là một phương pháp Marketing bao gồm bảy yếu tố riêng biệt. 7P giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược Marketing thu hút và thúc đẩy doanh số bán hàng. Mô hình này được E. Jerome McCarthy phát triển vào năm 1960. 

Mô hình được áp dụng phổ biến trong Marketing
Mô hình được áp dụng phổ biến trong Marketing

Ban đầu, mô hình chỉ gồm bốn yếu tố chính, được gọi là mô hình 4P: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place), và Quảng cáo (Promotion). Sau đó, để hoàn thiện hơn, mô hình được mở rộng thêm ba yếu tố khác: Con người (People), Quy trình (Process) và Cơ sở hạ tầng (Physical Evidence).

Những yếu tố cơ bản của 7P trong Marketing

Dưới đây là 7 yếu tố đại diện cho 7 chữ P trong Marketing.

Product (Sản phẩm) 

Product của mô hình 7P trong Marketing rất quan trọng, bao gồm tất cả các khía cạnh của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Yếu tố này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm là cốt lõi của 7P
Sản phẩm là cốt lõi của 7P
  • Sản phẩm cốt lõi: Sản phẩm và dịch vụ cơ bản mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.
  • Các đặc tính và lợi ích: Đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.
  • Dòng sản phẩm: Các loại sản phẩm và dịch vụ đa dạng mà doanh nghiệp cung cấp. 
  • Thương hiệu: Hình ảnh và nhận thức của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Bảo hành và dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Chiến lược sản phẩm cần được xây dựng dựa trên nghiên cứu thị trường để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mỗi sản phẩm có một vòng đời gồm 4 giai đoạn: giới thiệu (introduction), tăng trưởng (growth), trưởng thành (maturity) và thoái trào (decline). 

Price (Giá cả) 

Price trong mô hình 7P Marketing là số tiền khách hàng phải trả để đổi lấy sản phẩm/dịch vụ. Giá cả ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời có thể dùng như một công cụ Marketing để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy doanh số. 

Nắm rõ chiến lược giá trong 7P để áp dụng
Nắm rõ chiến lược giá trong 7P để áp dụng
  • Lợi ích, giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng
  • Chi phí phân phối, sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường
  • Tỉ lệ cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp phân phối trên thị trường
  • Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp ra sao

Place (Phân phối) 

Place liên quan đến địa điểm mà khách hàng mua sản phẩm như cửa hàng, trang web hoặc mạng xã hội. Doanh nghiệp cần quyết định các trung gian (nếu có) sẽ tham gia vào chuỗi phân phối và khâu hậu cần để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng, bao gồm lưu kho và vận chuyển. 

Phân phối là hoạt động quan trọng
Phân phối là hoạt động quan trọng
  • Kênh phân phối: Sử dụng cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, bán hàng trực tuyến…
  • Địa điểm: Lựa chọn vị trí đặt các điểm bán lẻ thuận tiện cho khách hàng.
  • Hệ thống kho vận: Lưu trữ và vận chuyển sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng.

Có 5 chiến lược phân phối phổ biến: phân phối đại trà, phân phối độc quyền, phân phối chuyên sâu, phân phối chọn lọc và nhượng quyền.

Promotion (Xúc tiến) 

Promotion của mô hình 7P trong Marketing đề cập đến các hoạt động quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu, bao gồm:

Xúc tiến để đưa sản phẩm/dịch vụ gần khách hàng
Xúc tiến để đưa sản phẩm/dịch vụ gần khách hàng
  • Quảng cáo: Sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp đến công chúng. 
  • Khuyến mãi: Triển khai các chương trình như giảm giá và tặng quà để thu hút và kích thích khách hàng mua sắm.
  • Quan hệ công chúng (Public Relations): Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan để quảng bá hình ảnh thương hiệu
  • Xúc tiến bán (Sales promotion): Hoạt động trực tiếp tại điểm bán hàng để kích thích mua hàng

People (Con người) 

People bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như:

Con người là nhân tố quan trọng
Con người là nhân tố quan trọng
  • Nhân viên bán hàng: Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
  • Nhân viên quản lý: Điều hành và quản lý doanh nghiệp
  • Nhân viên Marketing: Xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing
  • Khách hàng: Sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp
  • Đối tác: Cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho doanh nghiệp

Process (Quy trình) 

Process bao gồm các quy trình giúp doanh nghiệp tạo ra một hành trình suôn sẻ và hiệu quả cho khách hàng, như:

  • Quy trình đặt mua hàng và thanh toán hàng hoá
  • Quy trình giao hàng và lắp đặt
  • Quy trình bảo hành và bảo trì
  • Quy trình chăm sóc khách hàng

Physical Evidence hay Cơ sở vật chất

Yếu tố Physical Evidence cung cấp những tín hiệu hữu hình về chất lượng trải nghiệm mà doanh nghiệp cung cấp giúp tạo dựng niềm tin, sự tin tưởng và sự hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Tầm quan trọng của 7P trong Marketing với doanh nghiệp

7P trong Marketing đóng vai trò giúp đảm bảo các chiến lược đang được áp dụng hiệu quả và dự đoán những thách thức có thể phát sinh trong tương lai. Khi áp dụng mô hình 7P vào các hoạt động thương mại, doanh nghiệp có thể thu được những lợi ích sau:

7P giúp thu hút người dùng để đạt được mục tiêu đề ra
7P giúp thu hút người dùng để đạt được mục tiêu đề ra
  • Thu hút và duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng
  • Xác định điểm bán hàng độc đáo của doanh nghiệp
  • Liên tục cập nhật xu hướng hiện tại để đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Tăng doanh số và doanh thu bán hàng lên nhiều lần
  • Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng mới
  • Xây dựng mối quan tâm đối với các thị trường mới và nâng cao nhận diện thương hiệu
  • Linh hoạt và thử nghiệm nhiều chiến dịch Marketing khác nhau
  • Theo dõi hiệu suất của các chiến dịch hiện tại và dự báo hiệu quả của các chiến dịch sắp tới.

Mô hình 7P trong Marketing thực sự giúp doanh nghiệp phát triển và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả. Với 7P, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường một cách toàn diện đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với những ai đang làm Marketing.

Lê Duy Hiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *