Insight Là Gì? Cách khai thác, tìm kiếm nhu cầu hiệu quả

Insight Là Gì? Cách khai thác, tìm kiếm nhu cầu hiệu quả
Rate this post

Insight khách hàng là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với nhiều đơn vị kinh doanh. Bởi lẽ việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng là chiến lược quan trọng thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa chúng và dữ liệu thu thập của doanh nghiệp. Hơn nữa, làm thế nào để phân tích chỉ số này hiệu quả nhất? Cùng khám phá tại đây!

Insight là gì?

Trong marketing, đây là “chìa khóa vàng” mỗi doanh nghiệp đều khao khát sở hữu. Chúng không chỉ là những số liệu đơn thuần mà còn mang đến góc nhìn toàn diện từ khách hàng. Những suy nghĩ, mong muốn, niềm tin, thói quen hay các hành vi mua hàng đều được nêu rõ. 

Khi nắm giữ chiếc chìa khóa này, doanh nghiệp sẽ hiểu được điều gì thôi thúc người tiêu dùng mua hàng. Từ đó đưa ra chiến lược quảng bá đánh vào tâm lý khách hàng. Thiết lập một dự án nhằm kích thích họ thoát khỏi xu hướng ngại rủi ro để mở lòng với thương hiệu.

Ví dụ, nếu cho rằng tệp khách hàng của mình ưa chuộng thời trang để thể hiện bản sắc dân tộc. Doanh nghiệp cần khéo léo lên chiến lược sản xuất, truyền thông tập trung vào yếu tố này. Giải pháp này góp phần xây dựng niềm tin, lòng trung thành lâu bền của người dùng.

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng - kim chỉ nam để xây dựng chiến lược marketing
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng – kim chỉ nam để xây dựng chiến lược marketing

Thấu hiểu insight khách hàng giúp gì cho các doanh nghiệp?

Việc xác định đúng, đủ nhu cầu, mong muốn của khách hàng yếu tố quan trọng quyết định thành, bại trong kinh doanh. Dữ liệu này mang đến nhiều ý nghĩa cho các doanh nghiệp, như:

Hỗ trợ quá trình ra quyết định

Thông qua việc phân tích dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Họ có thể hiểu hơn về khách hàng tiềm năng, thiết lập kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ, marketing và phân bổ nguồn lực tốt hơn. 

Hiểu biết đủ lớn, sâu mong muốn của khách hàng mục tiêu

Các thông tin về nhân khẩu học, thói quen, sở thích, hành vi mua hàng đều được thống kê chi tiết. Hiểu rõ những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ nhằm thúc đẩy ý định mua hàng.

Xây dựng niềm tin, cải thiện mức độ hài lòng khách hàng

Nghiên cứu insight tốt sẽ xác định được chỉ số rời bỏ, phân tích cảm tính của tệp khách hàng mục tiêu. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược hỗ trợ, ưu đãi cá nhân hóa hay chương trình tri ân khách hàng. Điều này góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ, tăng mức độ hài lòng của người dùng.

Hỗ trợ cải thiện mức độ hài lòng của quý khách hàng
Hỗ trợ cải thiện mức độ hài lòng của quý khách hàng

Đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Thông thường, những đóng góp của khách hàng sẽ mang lại giá trị cho quá trình đổi mới, cải tiến chất lượng. Ví dụ như nhằm thích ứng một xu hướng tiêu dùng mới, doanh nghiệp sẽ phát triển cách tiếp cận sản phẩm mới. Các tính năng, dịch vụ mới cũng được bổ sung để phù hợp với mong đợi của khách hàng.

Tập trung nguồn lực hiệu quả để phát triển phân khúc khách hàng riêng biệt

Nhu cầu, mong muốn của người dùng là vô hạn, nhưng nguồn lực của doanh nghiệp lại có hạn. Do vậy, việc hiểu được sở thích, phân khúc khách hàng sẽ hỗ trợ quá trình phân bổ nguồn lực phù hợp. Đối với những tệp khách hàng mang lại giá trị lớn cần đầu tư nguồn lực cũng như nỗ lực truyền thông lớn.

Các bước khai thác, phân tích insight khách hàng hiệu quả

Quá trình khai thác, phân tích nhu cầu, mong muốn của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực lớn. Để đạt hiệu quả nhất, các đơn vị kinh doanh nên triển khai thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Thiết lập chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu

Những thông tin cơ bản như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân,… cần phải nắm rõ. Doanh nghiệp cũng cần khai thác thông tin sâu hơn về sở thích, tính cách, hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu.

Thiết lập chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu
Thiết lập chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu
  • Bước 2: Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng

Sau khi có được chân dung khách hàng, đội ngũ nghiên cứu insight cần khai thác diễn biến tâm lý phức tạp hình thành nên nhu cầu của họ. Nói cách khác, doanh nghiệp cần lý giải được câu hỏi “Người mua muốn sở hữu sản phẩm đáp ứng đủ những tiêu chí nào?”

  • Bước 3: Nghiên cứu chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh

Việc đánh giá chiến lược truyền thông của đối thủ là cách giúp bạn biết được nhóm khách hàng họ đang hướng đến. Ngoài ra, các thông tin như đối thủ đang hướng tới nhóm tâm lý nào của khách hàng cũng được thấy rõ. Đây là giải pháp lý tưởng để rút ngắn thời gian nghiên cứu, phân tích insight khách hàng. 

Hơn nữa, trong suốt quá trình triển khai hoạt động, đối thủ cạnh tranh có thể có cách tiếp cận sai, thông điệp chưa tốt. Những bài học đắt giá này sẽ giúp bạn học hỏi cách xây dựng chiến dịch marketing tốt nhất.

  • Bước 4: Tương tác trực tiếp với khách hàng

Đôi lúc, khách hàng sẽ không thực sự hiểu rõ mong muốn thực sự ẩn giấu của họ là gì. Do vậy, nghiên cứu insight sẽ giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp để nắm bắt rõ tâm lý của họ. Từ đó có thể xây dựng chiến lược nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

5. Bước 5: Phân tích số liệu, lập bảng thống kê, xác định insight

Các dữ liệu đã được thu thập cần lưu trữ, phân loại để tránh nhầm lẫn, sai sót. Sau đó, doanh nghiệp bắt đầu phân tích số liệu để xác định mong muốn của khách hàng chính xác nhất. 

Lập bảng thống kê chi tiết để đánh giá đúng nhu cầu của người dùng
Lập bảng thống kê chi tiết để đánh giá đúng nhu cầu của người dùng

Tổng hợp những công cụ hỗ trợ nghiên cứu insight khách hàng

Các doanh nghiệp có thể tận dụng tiện ích của những công cụ hỗ trợ sau:

  • Google Trends: Nơi cung cấp đầy đủ dữ liệu về từ khóa tìm kiếm phổ biến theo thời gian.
  • Woopra: Nền tảng phân tích hành vi khách hàng ở những kênh truyền thông trực tuyến khác nhau. Woopra giúp doanh nghiệp có được dữ liệu về lịch sử mua sắm, hành vi tương tác website,…
  • Qualaroo: Công cụ hỗ trợ khảo sát trực tuyến tệp khách hàng mục tiêu.
  • Social Mention: Mạng xã hội mang đến bức tranh toàn cảnh về mức độ tích cực/tiêu cực của vấn đề.
  • Google Analytics: Mang đến dữ liệu quan trọng như lưu lượng truy cập, thời gian truy cập, lượt xem,…
Google Analytics - công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khách hàng
Google Analytics – công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khách hàng

Có thể thấy, việc hiểu rõ insight đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động Marketing. Hơn nữa, đây còn là giải pháp giúp thắt chặt mối liên kết giữa người dùng và doanh nghiệp. Hy vọng bạn có thể khai thác tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng để thiết lập chiến lược marketing hiệu quả.

Lê Duy Hiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *