Campaign Là Gì? Tuyệt Chiêu Phá Đảo Thị Trường Hiệu Quả

Campaign Là Gì? Tuyệt Chiêu Phá Đảo Thị Trường Hiệu Quả
Rate this post

Campaign là gì? Chúng có ý nghĩa gì cho mục tiêu tăng lượt tiếp cận, gia tăng doanh thu của doanh nghiệp? Làm cách nào để phá đảo thị trường thông qua việc xây dựng chiến lược hiệu quả? Tất thảy những thắc mắc trên sẽ được Adsenger.vn giải đáp ngay tại đây. Đọc ngay để không bỏ lỡ cơ hội chinh phục mục tiêu kinh doanh của mình!

Campaign là gì?

Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing. Chúng mang ý nghĩa là chuỗi các hoạt động quảng bá, tiếp thị mà các đơn vị tiến hành nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Nhìn chung, các hoạt động này sẽ được triển khai thực hiện thông qua nhiều kênh quảng cáo khác nhau.

Mỗi campaign đều mang sứ mệnh tạo ra giá trị chuyển đổi cao nhất, thúc đẩy doanh số bán hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp còn mong muốn tăng nhận thức về giá trị thương hiệu, tạo sự gắn kết giữa mình và khách hàng. Thông thường, mỗi chiến dịch sẽ có những chiến lược riêng, giải quyết một hoặc nhiều nhu cầu đặc biệt nào đó.

Khái niệm campaign trong lĩnh vực Marketing
Khái niệm campaign trong lĩnh vực Marketing

Các loại campaign phổ biến là gì?

Dưới đây là các loại chiến dịch phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tham khảo ngay để lựa chọn hoạt động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp!

Creative campaign (chiến dịch sáng tạo) 

Creative campaign là gì? Vì sao chiến dịch này lại hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoạt động truyền thông, bán hàng? Thực chất, đây là chiến dịch thường được sử dụng bởi các agency, doanh nghiệp muốn thuê ngoài đơn vị marketing. 

Chiến dịch sáng tạo không chỉ dừng lại ở những ý tưởng táo bạo mà còn mang tính đồng bộ về mặt nội dung. Chiến lược quảng bá cũng như hình thức truyền tải cũng được đảm bảo thống nhất trong suốt dự án. 

Các bài quảng cáo, thiết kế ấn phẩm đều được lên kế hoạch kỹ lưỡng để tạo một thông điệp thống nhất. Nhờ vậy, khách hàng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin, giá trị mà đơn vị kinh doanh mang lại.

Marketing campaign (chiến dịch marketing) 

Đây là một trong những chiến dịch không thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực. Chúng hoạt động với sứ mệnh quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến khách hàng.

Thông thường, một chiến dịch marketing sẽ gồm 4 hoạt động (4Ps) bao gồm :

  • Product marketing: chiến dịch tiếp thị nhằm mô tả sản phẩm, dịch vụ đơn vị cung cấp
  • Price marketing: chiến dịch tiếp thị về giá và cách thức định giá sản phẩm, dịch vụ
  • Place marketing: chiến dịch tiếp thị các kênh phân phối- nơi khách hàng có thể mua hàng
  • Promotion marketing: chiến dịch quảng cáo, tiếp thị nhằm xúc tiến hoạt động bán hàng
Campaign là gì? Lý giải sức hút của các chiến dịch Marketing
Campaign là gì? Lý giải sức hút của các chiến dịch Marketing

Advertising campaign (chiến dịch quảng cáo) 

Chiến dịch quảng cáo bao gồm nhiều nhóm quảng cáo khác nhau cùng mục tiêu quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, mỗi nhóm sẽ có kế hoạch, thời gian, ngân sách, kênh chạy quảng cáo khác nhau. 

Chiến dịch SEM (Chiến dịch Search Engine Marketing) 

Đây là chiến dịch được thực hiện nhằm đẩy website của đơn vị kinh doanh lên top tìm kiếm. Thông thường, doanh nghiệp sẽ tạo ra các bài viết chuẩn SEO với các từ khóa ngành để thu hút lượt traffic lớn. Đây là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho các kênh bán hàng online khác.

Chiến dịch IMC (Chiến dịch Intergate marketing) 

IMC là chiến lược tiếp thị tích hợp các hoạt động của những kênh truyền thông khác nhau. Mục tiêu chính của chiến dịch này là hỗ trợ truyền tải một thông điệp nhất định nào đó. 

Viral campaign (Chiến dịch lan truyền) 

Chiến dịch lan truyền góp phần rất lớn vào quá trình tiếp cận tới đông đảo khách hàng tiềm năng. Loại hình này có giá trị cốt lõi là tính cộng đồng và sức lan tỏa mạnh mẽ. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với bài truyền thông ấn tượng rồi tạo nên một làn sóng “viral”. 

Điện Máy Xanh là một ví dụ điển hình nhất giúp bạn hiểu hơn về chiến dịch này. Câu chuyện quảng cáo của đơn vị này gắn với hình ảnh “người xanh” đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Chiến dịch này đã lọt top 2 video quảng cáo sở hữu lượt xem nhiều nhất châu Á. Nhờ đó, đơn vị đã nhận được sự chú ý của đông đảo khách hàng và đạt doanh thu khủng.

Chiến dịch viral “người xanh” của Điện Máy Xanh
Chiến dịch viral “người xanh” của Điện Máy Xanh

Bật mí cách xây dựng campaign marketing hiệu quả

Quá trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư chất xám và ngân sách lớn. Do vậy, để giảm thiểu các rủi ro khi vận hành bất kỳ chiến dịch quảng bá nào, hãy tham khảo các bước triển khai sau: 

  • Bước 1: Đánh giá tổng thể mức độ phù hợp của chiến dịch

Khi tìm hiểu “campaign là gì” cho thấy việc chọn chiến dịch phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công của dự án tiếp thị. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau để xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của chiến dịch:

  • Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? 
  • Doanh nghiệp mong muốn có cách truyền tải thông điệp quảng bá gì?
  • Bước 2: Đề ra mục tiêu hoạt động

Việc đặt ra các tham số như thời gian, mức độ tiếp cận, ngân sách, lợi nhuận và doanh thu sau chiến dịch là yếu tố quan trọng. Các mục tiêu này sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ marketing trong suốt chiến dịch.

Đề ra mục tiêu hoạt động cho toàn bộ chiến dịch 
Đề ra mục tiêu hoạt động cho toàn bộ chiến dịch
  • Bước 3: Dự toán chi phí, ngân sách cho chiến dịch

Đây là bước giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc bị vượt quá ngân sách đề ra trước đó. Tuy nhiên, các đơn vị không bắt buộc phải có mức ngân sách khổng lồ để bắt đầu chiến dịch tiếp thị. 

  • Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Mỗi nền tảng truyền thông đều có điểm mạnh, điểm yếu, phù hợp với từng sản phẩm khác nhau. Do vậy, bạn cần lựa chọn kênh quảng bá phù hợp với mục tiêu, sản phẩm, đối tượng khách hàng.

Campaign là gì? Lựa chọn nền tảng truyền thông phù hợp
Campaign là gì? Lựa chọn nền tảng truyền thông phù hợp
  • Bước 5: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chiến dịch

Xây dựng bảng kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong suốt dự án. Đồng thời, bảng timeline là điều bắt buộc để đảm bảo quá trình vận hành xuyên suốt của toàn bộ chiến dịch.

  • Bước 6: Bắt đầu thực hiện chiến dịch

Sau khi chuẩn bị đủ các yếu tố kể trên, bạn có thể bắt đầu thực hiện các công việc để triển khai chiến dịch. Doanh nghiệp cũng cần theo sát kế hoạch đã đề ra nhằm thực hiện đúng mục tiêu ban đầu. 

  • Bước 7: Theo dõi, đo lường hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệp

Ở bước này, doanh nghiệp cần đo lường, so sánh kết quả thu được với mục tiêu đã đặt ra. Từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho tương lai.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi campaign là gì và cách xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Ứng dụng ngay vào hoạt động marketing của bạn để đạt kết quả tối ưu nhất. Chúc bạn thành công!

Lê Duy Hiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *