Giải Mã Chi Tiết Thuật Ngữ Acquisition Là Gì?

Giải Mã Chi Tiết Thuật Ngữ Acquisition Là Gì?
Rate this post

Acquisition là gì? Nếu bạn là người làm kinh doanh chắc chắn không còn xa lạ với thuật ngữ này. Acquisition đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự cạnh tranh hiện nay. Vậy trong bài viết này, Adsenger.vn sẽ chia sẻ chi tiết mọi thông tin liên quan đến hoạt động này. Hãy tìm hiểu ngay sau đây để có những chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp của bạn.

Thuật ngữ acquisition là gì? 

Acquisition là một thuật ngữ tiếng anh , nó có nghĩa là mua lại, thâu tóm. Đây là hoạt động kinh tế mà một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của một doanh nghiệp khác. Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường doanh nghiệp trong nước và cả với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Vì sao doanh nghiệp lại lựa chọn mua?

Sau khi giúp bạn hiểu acquisition là gì, chúng tôi sẽ cung cấp bạn những những mục đích của hoạt động này trong nền kinh tế hiện nay.

Mục đích giảm bớt cạnh tranh trên thị trường cùng ngành

Khi thị trường có quá nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng, việc cạnh tranh gay gắt. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp và hiệu quả kinh doanh giảm sút. Việc mua lại các đối thủ cạnh tranh có thể giúp doanh nghiệp trở thành đơn vị độc quyền hoặc nắm giữ thị phần lớn trên thị trường. Từ đó gia tăng sức mạnh cạnh tranh và lợi nhuận.

Tạo vị thế độc quyền, củng cố thị phần
Tạo vị thế độc quyền, củng cố thị phần

Mục đích tìm kiếm nguồn lực mới cho doanh nghiệp

Việc mua lại có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực mới, công nghệ tiên tiến mà họ không có. Điều này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mục đích thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả hơn

Việc mua lại doanh nghiệp bản địa tại thị trường nước ngoài có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập thị trường mới. Họ có thể dễ dàng cận thị trường mà không cần đầu tư thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu từ đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế, mạng lưới phân phối, nguồn nhân lực, hiểu biết thị trường của doanh nghiệp bản địa.

Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả
Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả

Tìm hiểu các hình thức mua lại hiện nay

Để hiểu hơn acquisition là gì, chúng tôi xin cung cấp đến bạn những thông tin về các hình thức mua lại hiện nay.

Hình thức mua lại cổ phần

Mua lại cổ phần là quá trình khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc chứng khoán. Quá trình này có thể bắt đầu khi doanh nghiệp mua gửi lời đề nghị trực tiếp đến cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu. Nếu cổ đông không đồng ý, việc mua lại trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn so với sáp nhập. Nếu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của công ty mục tiêu thì sẽ được gọi là hoạt động sáp nhập.

Tăng trưởng mạnh mẽ nhờ mua lại cổ phần
Tăng trưởng mạnh mẽ nhờ mua lại cổ phần

Hình thức mua lại tài sản

Mua lại tài sản là doanh nghiệp trực tiếp mua các tài sản từ doanh nghiệp khác không thông qua các cổ đông của doanh nghiệp đó. Trong giao dịch này, bên bán tài sản sẽ dừng hoạt động sau khi nhận được tiền từ bên mua. Điều này đồng nghĩa với việc bên bán không còn tài sản và sẽ tự giải thể.

Tuy nhiên, quá trình mua lại tài sản có thể liên quan đến các thủ tục pháp lý của việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản. Điều này dẫn đến tăng chi phí so với việc mua lại bằng cổ phiếu.

Mua lại tài sản - Cách thức mua bán doanh nghiệp hiệu quả
Mua lại tài sản – Cách thức mua bán doanh nghiệp hiệu quả

Tìm hiểu quy trình mua lại doanh nghiệp hiện nay

Quy trình mua lại doanh nghiệp hiện nay có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, dưới đây là một phác thảo tổng quan về quy trình mua lại bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu mua lại

Doanh nghiệp quan tâm định rõ mục tiêu acquisition là gì. Bạn hãy cân nhắc kỹ xem việc thu mua đó sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn. Chỉ khi nó thực sự phù hợp, bạn mới nên tiếp tục sang giai đoạn tiếp theo.

  • Bước 2: Lập kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của hoạt động. Điều này giúp bạn có timeline cụ thể và xây dựng chiến lược hiệu quả hơn. Đồng thời nó giúp tiết kiệm chi phí và thời gian để đạt được thỏa thuận.

Xây dựng lộ trình hiệu quả với kế hoạch chi tiết từng giai đoạn
Xây dựng lộ trình hiệu quả với kế hoạch chi tiết từng giai đoạn
  • Bước 3: Tiếp cận doanh nghiệp mục tiêu

Sau khi xác định được mục tiêu thu mua, bước tiếp theo là tiếp cận và tìm hiểu về doanh nghiệp đó. Quá trình tiếp cận này nhằm mục đích hiểu rõ lý do tại sao doanh nghiệp đó đang được đưa ra để bán. Đồng thời, cần nắm bắt thông tin về hoạt động và tình hình của công ty.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin liên quan, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định xem liệu doanh nghiệp này phù hợp với mục tiêu của mình hay không. Trên cơ sở đó, tiến hành đàm phán và đưa ra các thỏa thuận cụ thể và chi tiết để hoàn tất quá trình thu mua.

  • Bước 4: Tiến hành thẩm định doanh nghiệp bị mua

Sau thương thảo, bên thu mua sẽ định giá và đánh giá lại doanh nghiệp bị mua để hiểu rõ tình hình thực tế. Doanh nghiệp bị mua sẽ cung cấp tài liệu liên quan cho bên mua kiểm tra, rà soát lại lần nữa. Dựa trên kết quả, bên thu mua đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định cuối cùng có nên mua hay không.

  • Bước 5: Tiến hành lựa chọn hình thức mua phù hợp

Mỗi thương vụ thu mua doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để lựa chọn hình thức mua phù hợp với tốt cho cả hai.

  • Bước 6: Ký kết hợp đồng mua bán

Sau khi hoàn tất tất cả các thỏa thuận, hai bên tiến hành ký hợp đồng thu mua. Hợp đồng thu mua cần quy định rõ ràng các điều khoản và nghĩa vụ của hai bên. Đồng thời hợp đồng cần được thẩm định kỹ lưỡng bởi luật sư trước khi ký kết.

 Hé lộ quy trình mua lại doanh nghiệp chỉ người trong nghề mới biết
Hé lộ quy trình mua lại doanh nghiệp chỉ người trong nghề mới biết

Mua lại là một hoạt động kinh tế quan trọng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế t theo nhiều cách. Hy vọng rằng bài viết này của Adsenger.vn đã giúp bạn hiểu rõ acquisition là gì và điều cần thiết cho hoạt động này diễn ra thành công

Lê Duy Hiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *