“Tôi suýt bị lừa gửi 10 triệu đồng vào đúng số tài khoản và họ tên người bạn thân là chị M.N. (TPHCM)” là những lời mà chị N.T.N 34 tuổi ở Sài Gòn trả lời khi được hỏi sau khi bị kẻ xấu lừa mất 10 triệu đồng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chiêu trò lừa đảo tinh vi này nhé!
Trường hợp của chị N ( TPHCM)
Cách đây 2 tuần, chị N ngụ TP.HCM nhận được tin nhắn Facebook của một người bạn mượn 10 triệu đồng để làm việc quan trọng. Chị N ban đầu phân vân có nên gọi điện thoại cho bạn để xác nhận hay không, nhưng khi thấy stk nhận tiền đúng họ tên bạn, chị đã không ngần ngại chuyển tiền. Đến chiều cùng ngày thì chị bất ngờ khi Facebook bạn chị bị hack và người nhắn tin cho chị không phải là bạn của chị. (Nội dung chị chia sẻ lại trên Zingnews)
Trường hợp của chị P ( TPHCM)
Trước Tết Nguyên đán vừa qua, chị T.P. (28 tuổi, TP.HCM) cũng dính chiêu lừa đảo tương tự và bị mất 700.000 đồng. “Lúc đó, tôi thấy em trai nhắn tin qua Facebook hỏi mượn tiền. Thấy em gửi ảnh chụp mã QR chuyển khoản, kèm theo số tài khoản và tên ngân hàng đúng như tên của em tôi, vay số tiền cũng không quá lớn nên tôi chuyển ngay mà không nghĩ ngợi gì”, chị P. kể.
Vừa chuyển khoản xong, em trai chị P. gọi điện báo vừa bị hack Facebook, đừng cho ai vay tiền. Lúc này, chị mới biết bị lừa. Ngay sau đó, thấy “con mồi” đã chịu chuyển tiền, kẻ lừa đảo tiếp tục nhắn tin vay tiếp 1,3 triệu đồng. Nhưng lúc này đã biết sự thật, chị không trả lời tiếp. “Dù sao tôi vẫn thấy may mắn vì mới mất số tiền nhỏ, coi như là một bài học lớn để cảnh giác hơn trước những chiêu trò tinh vi”.
Qua 2 trường hợp trên các bạn nên lưu ý trước khi chuyển tiền cho người thân hay bạn bè thì nên gọi điện thoại xác nhận thông tin trước hãy chuyển.
Một số trường hợp lừa đảo qua Facebook khác
Lừa đảo tình cảm
Khi hẹn hò trực tuyến ngày càng phổ biến, các trò lừa đảo có liên quan đến nó cũng tăng theo. Những trò lừa đảo này cũng ngày càng thông minh hơn. Một báo cáo từ năm 2023 từ Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) cho biết Instagram (29%) và Facebook (28% thời gian) là những cách mà những kẻ lừa đảo thường liên lạc với nạn nhân nhất. Kẻ xấu sẽ làm quen và trò chuyện với bạn, thậm chí có thể gửi ảnh, video call với bạn trong thời gian dài để lấy lòng tin của bạn sau đó lợi dụng lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo tuyển dụng
Những người nhìn thấy những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” này thường phải cung cấp ảnh của mình, số điện thoại, địa chỉ email, số tài khoản ngân hàng và các thông tin khác để nộp đơn xin việc. Đây là chiêu trò đánh cắp thông tin của bạn vay tiền online, đăng ký mã số thuế giả, đăng ký trả sau, … Nặng hơn nửa là lừa bạn phỏng vấn sau đó bán sang Campuchia để lấy tiền.
Giả dạng thương hiệu lớn để bán hàng
Dạo gần đây trên Facebook rộ lên các quảng cáo giả dạng các thương hiệu nổi tiếng để bán hàng như Marshall, Samsung, Apple, … để chạy quảng cáo bán các sản phẩm giả kém chất lượng với mác giảm giá. Bạn nên cẩn thận khi click vào các quảng cáo này đồng thời hãy check lại domain trang web xem đúng domain chính thức của hãng chưa, hỏi ý kiến bạn bè và nên nhớ không có gì chất lượng mà rẻ tiền cả.
- SEO Là Gì? Hành Trình Chinh Phục Vị Trí Cao Nhất Trên Google - 10 Tháng tám, 2024
- Mô Hình Pestel Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Phân Tích Mô Hình Pestel Hiệu Quả - 10 Tháng tám, 2024
- AIDA Là Gì? Ứng Dụng AIDA Vào Marketing Sao Cho Hiệu Quả? - 10 Tháng tám, 2024