Hashtag có lẽ không còn là một khái niệm xa lạ với những ai thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Nhưng liệu doanh nghiệp đã biết cách sử dụng hashtag để có chiến dịch truyền thông mạng xã hội hiệu quả hay chưa? Cùng tham khảo bài viết này với Adsenger nhé
1. Hashtag là gì?
Hashtag là sự kết hợp giữa ký hiệu # với một từ hoặc một cụm từ có liên quan đến một vấn đề mà bài đăng trên mạng xã hội đề cập đến. Người dùng sử dụng hashtag như một cách để phân loại bài đăng theo các chủ đề, giúp họ dễ dàng tìm kiếm thông tin hoặc đôi khi như một kênh để tăng tương tác. Nổi lên từ trang Twitter, đến nay hashtag đã được sử dụng trong hầu hết các trang mạng xã hội lớn như Instagram, Facebook, LinkedIn…

Hashtag thường được gắn vào các bài đăng, hình ảnh, video bởi tính hữu ích mà chúng đem lại. Nếu được tận dụng hiệu quả, hashtag sẽ giúp thông tin nhanh chóng được tìm kiếm, tăng các tương tác của người dùng, tạo dấu ấn cho các chiến dịch truyền thông, marketing…
Trong truyền thông nội bộ và các chương trình Social Employee, hashtag cũng là công cụ được sử dụng để tạo sự lan tỏa thương hiệu. Theo một nghiên cứu của Weber Shandwick, 50% các bài đăng, hình ảnh của nhân viên thường là về công việc của họ mà không phụ thuộc vào việc họ được yêu cầu hay tự nguyện đăng; 39% nhân viên tích cực chia sẻ các bình luận về doanh nghiệp. Do vậy, sử dụng hashtag sẽ làm tăng những tương tác này của nhân viên với các thông điệp của tổ chức, đồng thời thương hiệu của doanh nghiệp cũng được khẳng định mạnh mẽ hơn trên mạng xã hội.
2. Sử dụng hashtag hiệu quả
Việc gắn một hashtag vào một thông điệp truyền thông là không hề khó. Nhưng để hashtag đó được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích của tổ chức, người dùng nên nắm trong tay một bộ “sổ tay” những sự thật thú vị về hashtag cũng như cách biến chúng trở thành trợ thủ lợi hại.
Bạn có biết?
- Năm 2014, cụm từ “hashtag” đã được công nhận và định nghĩa trong từ điển Oxford English Dictionary
- Các hashtag về văn hóa, giải trí xuất hiện nhiều và thông dụng hơn so với các hashtag về tin tức chính sự
- Top 4 hashtag được gắn nhiều nhất trên Instagram (tính đến 2019) là #love, #life, #instagood, #photooftheday
- Bộ hashtag có thể dùng cho cả tuần: #MondayMotivation, #TipTuesday, #WomanCrushWednesday, #ThrowbackThursday, #TGIF, #SaturdayVibe, #SundayFunday
Tips sử dụng hashtag hiệu quả:
Hiểu một cách đơn giản thì tác dụng của hashtags là tập hợp những bài viết có cùng chủ đề trên các trang mạng xã hội. Ví dụ bạn bấm vào hashtags #hotboy thì ngay lập tức sẽ thấy những bức ảnh của người dùng khác có gắn thẻ đó trên Instagram hoặc một dòng tweet đã đề cập về nó. Hashtags nên được sử dụng theo mục đích tiếp thị, ví dụ như tăng chuyển đổi tới website, cập nhật danh sách sản phẩm mới hoặc chỉ đơn giản là tăng thêm độ nhận diện thương hiệu. Đừng dùng hashtags bừa bãi như một thói quen, nó chỉ khiến các bài đăng của bạn trở nên rối rắm, vô tình còn chuyển hướng khách hàng tới bài đăng của thương hiệu khác.
Vì các hashtags được sử dụng với mục đích của chiến dịch tiếp thị nên bạn phải chọn đúng hashtag phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm là với mỗi chiến dịch chỉ nên chọn 1 hashtag duy nhất mà thôi, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các bài viết liên quan hơn.
Tìm kiếm các từ khóa liên quan đến chiến dịch
Để hashtags không xa rời chiến dịch tiếp thị, cách tốt nhất là bạn tìm kiếm những từ khóa liên quan tới chiến dịch đó. Ví dụ, bạn muốn thực hiện chiến dịch quảng cáo cho dòng sản phẩm áo sơ mi trắng, hãy phân tích xem người dùng hay chọn từ khóa nào khi muốn tìm kiếm, như là #somitrang #somimautrang #sominam…
Hashtags dài thì khó nhớ, lại dễ gõ nhầm nên tốt nhất chỉ chọn hashtags ngắn, khoảng 16 ký tự là ổn. Đặc biệt cần lưu ý kh đăng trên Twitter vì mỗi tweet chỉ được tối đa 140 ký tự kể cả hashtags.
Mục đích bạn sử dụng hashtag là để đo lường số người tham gia vào chiến dịch tiếp thị của mình, vì vậy nó càng cụ thể, càng mang tính duy nhất thì càng tốt. Thử tưởng tượng hashtag bạn chọn có tới 20 thương hiệu khác cũng dùng thì làm sao để biết bài viết nào là dành cho chiến dịch của bạn? Một mẹo nhỏ là đưa tên thương hiệu của mình vào hashtag, ví dụ như #NikeCrossTrainer chẳng hạn.
Tạo ra chủ đề bàn luận
Bạn có thể dùng hashtags để tạo ra các chủ đề bàn luận cho những người đang theo dõi tài khoản Insta hoặc Twitter của mình. Ví dụ như Dunkin ‘Donut sử dụng #mydunkin để khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh về những gì họ đã mua.
Trên đây là 6 bí quyết sử dụng hashtags khi bán hàng trên mạng xã hội giúp bạn tiếp thị sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đây đều là các bí quyết đơn giản nên bạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay nhé! Nếu muốn sử dụng thêm các phương thức quảng cáo khác ngoài mạng xã hội, bạn cũng có thể tham khảo các thông tin tại đây.