KOC là gì là điều đang được người dùng quan tâm trong những năm gần đây. Đặc biệt, xu hướng sử dụng KOC trong marketing ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn. Vậy KOC trong marketing là gì? Thuật ngữ này có gì khác biệt so với KOL? Hãy cùng Adsenger.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết về vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây.
KOC là gì?
KOC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Opinion Consumer, nó có nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. Nói cách khác, đây chính là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của họ chính là dùng thử các sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu. Sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá dựa trên chuyên môn và mang tính khách quan nhất.
Các KOC hoạt động thông qua những bình luận, chia sẻ trên các blog, nền tảng mạng xã hội phổ biến. Họ được các nhãn hàng sử dụng để quảng cáo sản phẩm đến khách hàng. Nhờ sự uy tín và khả năng kết nối cao, KOC có thể tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Tìm hiểu tầm quan trọng của KOC trong marketing
Sau khi giúp bạn hiểu hơn về KOC là gì? Adsenger.vn sẽ chia sẻ với bạn những lý do để thấy được sự quan trọng của các KOC trong marketing hiện nay
- Tăng độ tin cậy: Nhận xét của KOC được đánh giá cao bởi tính chân thực, khách quan, xuất phát từ trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng. Nhờ vậy, họ có thể tạo dựng niềm tin cho khách hàng tiềm năng, thúc đẩy họ mua hàng.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: KOC thường có lượng người theo dõi nhất định trên mạng xã hội, tập trung vào các nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp tác với những người này để tiếp cận hiệu quả những đối tượng tiềm năng này.
- Tăng hiệu quả truyền thông: Nội dung được chia sẻ bởi KOC thu hút sự chú ý và tương tác cao của người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách tự nhiên, hiệu quả.
- Tăng doanh số bán hàng: Nhờ khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, KOC có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Phân biệt thuật ngữ KOC và KOL
KOL là cụm từ viết tắt của Key Opinion Leader, chỉ những người có sức ảnh hưởng đến đám đông. Họ thường là những chuyên gia hoặc người nổi tiếng. Vậy bạn đã biết sự khác nhau giữa KOL và KOC là gì chưa? Hãy theo dõi ngay sau đây để có cái nhìn khách quan về hai thuật ngữ này.
Phân biệt | KOL | KOC |
Khái niệm | Đây là những người được xem là chuyên gia, người nổi tiếng trong một lĩnh vực nhất định. Họ có sức ảnh hưởng lớn nhờ vào kinh nghiệm, danh tiếng mà họ đã xây dựng. | Đây là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng thông qua những đánh giá về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, Từ đó, họ tác động đến quyết định mua hàng của người khác. |
Đồ phổ biến | Lượng theo dõi lớn, được mọi người biết đến rộng rãi. | Lượng theo dõi thấp hơn so với KOL. |
Tính chuyên môn | Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. | Công việc này thường không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Họ là những người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm và để lại nhận xét khách quan. |
Độ uy tín | Có sự hợp tác giữa hai bên nên đôi khi người dùng cảm thấy độ tin cậy chưa cao. Đặc biệt, trong thời gian gần đây có nhiều KOL review sai sự thật. | Độ tin cậy cao hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. KOC thường đưa ra các đánh giá khách quan, chân thực. |
Ví dụ | Trấn Thành,… | Call Me Duy, Võ Hà Linh,… |
Tìm hiểu lý do KOC đang dần thay thế KOL
Không chỉ giúp bạn hiểu KOC là gì, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cho thấy vì sao KOC đang dần chiếm ưu thế hơn. Có ba lý do KOC đang dần thay thế cho các KOL như sau:
- Tính xác thực: KOC chia sẻ những thông tin khách quan, chân thực về sản phẩm, dịch vụ. Vì thế, người mua ngày càng tin tưởng vào những chia sẻ của những người dùng có cùng sở thích, trải nghiệm hơn.
- Chi phí hợp lý: Chi phí hợp tác với KOC thường thấp hơn so với KOL, phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả kinh doanh: Nhờ những đánh giá khách quan nên KOC có thể tác động khách quan đến quyết định mua hàng của người khác. Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp của bạn kinh doanh hiệu quả hơn.
Những yếu tố cần thiết để trở thành KOC là gì?
Để trở thành một KOC thành công, bạn cần phải có những yếu tố sau:
- Hiểu rõ được thế mạnh, sở thích của bản thân
- Có khả năng sáng tạo nội dung
- Có kiến thức và am hiểu lĩnh vực mình đang quan tâm
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Tận tâm, công bằng và khách quan khi làm việc
- Nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm từ công chúng
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn những thông tin liên quan đến KOC là gì. Việc nắm bắt xu hướng KOC và triển khai chiến lược marketing phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp bạn nhiều cơ hội hơn.
Đừng quên nhấn theo dõi trang web của Adsenger.vn để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh và marketing. Chúng tôi luôn nỗ lực cập nhật và chia sẻ với bạn những điều hay mỗi ngày.
- SEO Là Gì? Hành Trình Chinh Phục Vị Trí Cao Nhất Trên Google - 10 Tháng tám, 2024
- Mô Hình Pestel Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Phân Tích Mô Hình Pestel Hiệu Quả - 10 Tháng tám, 2024
- AIDA Là Gì? Ứng Dụng AIDA Vào Marketing Sao Cho Hiệu Quả? - 10 Tháng tám, 2024