Trade Marketing: Khái Niệm, Đặc Điểm, Các Nhiệm Vụ Chính

Trade Marketing: Khái Niệm, Đặc Điểm, Các Nhiệm Vụ Chính
Rate this post

Trade Marketing có lẽ là một thuật ngữ khá mới được đông đảo mọi người quan tâm. Chúng được đánh giá là chiến lược quan trọng giúp tăng giá trị chuyển đổi và doanh số bán hàng. Vậy hoạt động này là gì? Chúng có những đặc điểm và nhiệm vụ gì trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Cùng Adsenger.vn tìm hiểu ngay!

Thế nào là Trade Marketing?

Đây là chiến lược tiếp thị nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nhờ việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà sản xuất và đối tác phân phối. Quá trình này được thực hiện nhằm các mục đích như:

  • Thiết lập mối quan hệ với các bên phân phối bán sỉ, bán lẻ, đại lý,… Đây là yếu tố giúp xây dựng nên hệ thống phân phối hiệu quả nhất, hỗ trợ các mặt hàng xuất hiện tại nhiều điểm bán.
  • Hiểu rõ nhu cầu, hành vi của các người mua hàng cuối cùng ở những điểm bán của các nhà phân phối. Sau khi nghiên cứu kỹ vấn đề này, các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
  • Thực hiện, tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ các đối tác của doanh nghiệp tích cực quảng bá sản phẩm. Từ đó gia tăng doanh số bán hàng tại mỗi điểm bán lẻ. Những chương trình thường được tổ chức như khuyến mãi, ưu đãi, cung cấp các vật phẩm, ấn phẩm quảng cáo, đào tạo bán hàng, đào tạo quản lý,…
Chiến lược tiếp thị thương mại hiệu quả
Chiến lược tiếp thị thương mại hiệu quả

Những điểm khác biệt cơ bản giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Hai thuật ngữ này xuất hiện gây ra nhiều sự nhầm lẫn cho nhiều đơn vị kinh doanh. Nhìn chung, có ba điểm khác biệt chính giữa Trade Marketing và Brand Marketing như sau:

So sánh Trade Marketing Brand Marketing
Mục tiêu chính của chiến dịch Gia tăng doanh số bán hàng thông qua việc cải thiện hiệu quả của các kênh phân phối (kênh bán lẻ, bán sỉ, đại lý phân phối) Tăng sự nhận biết về giá trị, thông điệp của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng (Win In Mind). Từ đó, tạo độ tin tưởng của đông đảo khách hàng vào thương hiệu. 
Đối tượng hướng đến Các hoạt động đều hướng tới người mua hàng (shoppers) thông qua khuyến mãi, giảm giá, trưng bày sản phẩm Thực hiện chiến dịch marketing nhằm hướng đến người tiêu dùng (consumers) như quảng cáo TVC, PR, Digital, tổ chức sự kiện,…
Định hướng marketing chính Thị trường hàng hóa Thị trường người tiêu dùng
Điểm khác biệt giữa tiếp thị thương mại và tiếp thị thương hiệu
Điểm khác biệt giữa tiếp thị thương mại và tiếp thị thương hiệu

Các nhiệm vụ chính trong hoạt động Trade Marketing

Chiến lược tiếp thị thương mại bao gồm nhiều nhiệm vụ với các hoạt động chi tiết khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay!

Customer Development

Đây là nhiệm vụ hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kênh phân phối với những hoạt động như:

  • Tìm hiểu, đánh giá, phân tích insight khách hàng để xác định đúng đối tượng cần truyền tải thông điệp.
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của những hoạt động Trade Marketing đã thực hiện.
  • Phát triển các chiến lược cải thiện cho toàn bộ hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như mở kênh bán hàng mới, quyết định địa điểm bán hàng, giảm chi phí vận chuyển,…
  • Cung cấp góc nhìn toàn diện giúp khách hàng hiểu đúng, hiểu đủ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 
  • Triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhằm tri ân khách hàng và thu hút tệp khách hàng mới.
  • Trực tiếp tổ chức những sự kiện, hội nghị để giao lưu gần gũi hơn với các khách hàng và đối tác. Từ đó thiết lập mối quan hệ lâu bền, tạo niềm tin trong suốt khoảng thời gian hợp tác. 
  • Tổng hợp thông tin, phân tích phản hồi, đóng góp của khách hàng để điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp. 
Mục tiêu hỗ trợ phát triển kênh phân phối cho người mua hàng
Mục tiêu hỗ trợ phát triển kênh phân phối cho người mua hàng

Category Development

Những hoạt động phát triển ngành hàng trong Trade Marketing bao gồm:

  • Dựa vào kết quả phân tích thị trường để lập danh sách sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm đã ra mắt.
  • Phát triển sản phẩm cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Thiết lập sự đa dạng sản phẩm cho các danh mục riêng biệt. Đảm bảo cho người tiêu dùng thoải mái chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Thực hiện chiến lược bao phủ, thâm nhập thị trường (Market penetration) để gia tăng sự hiện diện của sản phẩm tại các điểm bán.
  • Đưa ra quyết định tùy chỉnh kích cỡ bao bì, hình dáng cũng như màu sắc để phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
  • Đưa ra chiến lược giá cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
  • Phát triển chương trình khuyến mãi, ưu đãi từng sản phẩm để kích thích sự tiêu dùng của khách hàng. 
  • Theo dõi, đánh giá chiến lược danh mục sản phẩm định kỳ dựa vào các đóng góp của khách hàng.

Shopper Engagement

Hoạt động Trade Marketing còn có nhiệm vụ thúc đẩy bán hàng thông qua:

  • Phân tích hành vi mua hàng của tệp khách hàng tiềm năng.
  • Triển khai những chương trình khuyến mãi, ưu đãi như voucher, dùng thử, quà tặng,… để thu hút khách hàng.
  • Thiết lập cách trưng bày sản phẩm hợp lý, logic nhất.
  • Tạo ra các trải nghiệm mới lạ tại các điểm bán cho khách hàng như các booth trò chơi, quà tặng,…
  • Tận dụng các hoạt động quảng cáo, quảng bá nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu.
Shopper Engagement
Shopper Engagement

Company Engagement

Nhiệm vụ cuối cùng của Trade Marketing là gắn kết doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Đặt ra mục tiêu cụ thể về doanh số bán hàng của từng điểm bán và dự báo doanh số. Đây là yếu tố giúp đội ngũ sale và marketing thực hiện triển khai các chiến dịch thích hợp.
  • Xây dựng các mô hình giao tiếp giữa đội ngũ sale và các bộ phận khác. Luôn có thái độ tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong tổ chức trong việc lên kế hoạch tiếp thị thương mại.
  • Tiến hành kích hoạt đội ngũ Sales thông qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới. 
  • Tổ chức các cuộc thi trưng bày sản phẩm, cuộc thi bán hàng để gia tăng kinh nghiệm làm việc. 
  • Dựa vào các phản hồi của khách hàng để điều chỉnh chiến lược quảng bá phù hợp.
Chức năng gắn kết doanh nghiệp
Chức năng gắn kết doanh nghiệp

Có thể thấy, Trade Marketing là một công cụ hữu ích thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ marketing để tồn tại trên thương trường. Mong rằng những thông tin Adsenger.vn cung cấp sẽ giúp bạn thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.

Lê Duy Hiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *